Danh mục nội dung
Đường đèo là cung đường cực kỳ nguy hiểm mà kể cả lái mới hay lái có kinh nghiệm đều phải “toát mồ hôi”. Số lượng vụ tai nạn khi đi đường đèo cũng tăng đáng kể, đặc biệt là đèo Bảo Lộc – Đà Lạt. Vì vậy trong bài viết này, AnlocCar sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn.
1. Lái xe đường đèo phải đi đúng phần đường
Theo như kinh nghiệm của những “bác tài già” chia sẻ thì đây là điều mà nhiều người dễ phạm lỗi nhất. Đường đèo thường hẹp, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Nếu xảy ra tình huống đối đầu nguy hiểm, xe thường không có không gian để tránh. Do đó khả năng va chạm với xe ngược chiều là rất cao.
Vì thế tuyệt đối chỉ đi đúng phần đường của mình, không lấn làn đường. Nếu thấy nhiều người đi sai làn cũng không được bám theo.
2. Chạy đúng tốc độ quy định
Ở các đoạn đường trên đèo thường có biển báo giới hạn tốc độ. Người lái cần tuân thủ đúng tốc độ này để đảm bảo an toàn. Ngay cả khi thấy đường vắng cũng không nên chạy quá tốc độ để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ.
Nếu gặp những xe bấm còi hối thúc hay xe đi ngược chiều vượt quá tốc độ thì hãy chủ động tấp vào nhường đường.
3. Giữ khoảng cách an toàn
Không chỉ lái xe đường đèo mà khi đi bất kỳ đâu cũng cần lưu ý giữ khoảng cách an toàn. Dù là khi leo đèo hay xuống đèo tuyệt đối cũng không bám đuôi, nhất là với các xe tải lớn, xe container, đầu kéo… Việc giữ khoảng cách an toàn sẽ giúp người lái có thể xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống bất ngờ ví dụ như xe phía trước phanh gấp hay xảy ra sự cố.
4. Cẩn trọng khi vào cua
Phần lớn các vụ tai nạn khi lái xe đường đèo thường xảy ra ở khúc cua tử thần. Nguyên nhân do lấn đường, vượt ẩu, chạy quá nhanh,…
Do đó mỗi khi vào cua người lái phải thật cẩn trọng:
+ Chú quan sát (quan sát đường và gương cầu lồi bố trí bên đường),
+ Giảm tốc độ,
+ Bóp còi báo hiệu,
+ Cua tròn,
+ Không lấn sang làn ngược chiều và cũng không nên bám sát vạch kẻ tim đường,
+ Tuyệt đối không cua gấp, vào tua tốc độ cao.
5. Không rà phanh khi đổ đèo
Có thể bạn chưa biết rà phanh khi đổ đèo sẽ khiến phanh chịu áp lực rất lớn. Gây nên những tình trạng như: phanh bị nóng, gây mòn má phanh, cháy phanh, mất phanh.
Do đó khi xuống đèo cần sử dụng phanh động cơ bằng cách chuyển xe về số thấp. Còn với chân phanh thì chỉ đạp dứt khoát trong tình huống cần thiết, không rà phanh lâu.
6. Dừng đỗ xe đúng nơi quy định
Đường đèo rất hẹp, việc tránh nhau đi lưu thông cũng trở nên khó khăn. Vì vậy nếu bạn dừng đỗ trên đường sẽ cản trở những xe khác, gây nên tình trạng tắc đường khó kiểm soát.
Vì vậy chỉ dừng đỗ trong tình huống khẩn cấp và cần bật đèn cảnh báo. Trên đường đèo thỉnh thoảng sẽ có một số trạm dừng đỗ, người lái có thể dừng đỗ tại đây.
7. Tránh bám sát vạch kẻ đường
Khi lái xe đường đèo, một số người kém ý thức thường phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn thiếu quan sát… dễ đẩy các phương tiện đi ngược chiều vào tình huống nguy hiểm. Vì thế để đảm bảo an toàn không nên bám quá sát vạch kẻ đường, nhất là khi xe vào cua. Hãy để lại khoảng trống để đề phòng các tình huống bất ngờ.
8. Kinh nghiệm khi lái xe đường đèo lên dốc
Nguyên tắc đầu tiên khi lên dốc là hãy làm mát động cơ để lên dốc an toàn. Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển. Để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có. Nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.
Nếu là xe số sàn (MT), cần đi ở số thấp (1, 2, 3) để tối ưu lực kéo từ động cơ giúp xe leo dốc dễ dàng hơn.
Còn với xe số tự động (AT, CVT hay DCT), bạn chỉ cần để cần số ở vị trí D là xong, tùy tốc độ và điều kiện vận hành thực tế mà hộp số sẽ chuyển tới số thích hợp.
9. Kinh nghiệm khi lái xe đường đèo xuống dốc
Khi xuống dốc, bạn nên sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, tận dụng chính sức cản từ động cơ để phanh xe một cách an toàn.
Hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc “lên số nào xuống số đó”. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.
Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh.
Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần. Lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi. Tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.
10. Luôn chạy chậm, đặc biệt với những xe trọng tải lớn
Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hưởng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo, lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên. Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu chưa quen đường hoặc không muốn chạy nhanh như thế.
Đặc biệt các xe có trọng tải lớn hãy di chuyển chậm để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người tham gia giao thông cùng bạn.
Hy vọng những kinh nghiệm lái xe đường đèo sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thượng lộ bình an và tự tin cầm vô lăng lái xe đi đến những địa điểm du lịch yêu thích!
Bài viết liên quan
VinFast đưa tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiến sát mốc 10 tỷ USD trên bảng xếp hạng Bloomberg và đứng thứ 257 toàn cầu
Ông Phạm Nhật Vượng được tính toán tài sản dựa trên số lượng cổ phần [...]
Th1
Người Việt sắp phải đối mặt với sự tăng giá kỷ lục của xe ô tô từ năm 2024
Hiệu lực của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sắp kết thúc, đồng [...]
Nguyên nhân khiến giáo viên cũng rớt phần mô phỏng trong vụ 120.000 người thi trượt lái xe ở HCM
Theo ý kiến của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM và một [...]
Th1
Có thể tăng tốc tối đa 90km/h trên 9 dự án cao tốc mới
Cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải cho [...]
Th1