Danh mục nội dung
Tìm hiểu ngay quy trình bảo dưỡng ô tô là cách chăm chút xế yêu luôn bền đẹp, và cũng để bảo vệ an toàn cho bản thân, tránh những rủi ro khi di chuyển trên đường. Vậy tại sao bảo dưỡng xe định kỳ lại quan trọng; quy trình ra sao và mốc thời gian cần nhớ? Những băn khoăn này sẽ được AnlocCar giải đáp ngay sau đây.
1. Tại sao nên bảo dưỡng ô tô định kỳ?
Bảo dưỡng ô tô định kỳ là việc các chủ xe đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng tư nhân hoặc các trung tâm ủy quyền của hãng theo định kỳ thời gian hoặc định mức số km đã đi được. Mục đích để kiểm tra tổng quát hết các bộ phận trên xe theo yêu cầu của nhà sản xuất. Từ đó quyết định nên thêm hay thay mới phụ tùng, nhiên liệu cho xe.
Lợi ích khi bảo dưỡng ô tô:
– Hạn chế các chi tiết, bộ phận trên xe bị hư hỏng nặng và
– Giữ gìn xe luôn bền đẹp
– Tiết kiệm chi phí sửa chữa xe
– Đảm bảo hiệu lực bảo hành vì thực hiện đúng yêu cầu của nhà sản xuất xe ô tô
– Đảm bảo an toàn trước những rủi ro tai nạn có thể xảy ra khi lưu thông trên đường
– Cảm giác an tâm hơn khi lái
2. Quy trình bảo dưỡng ô tô
Với sự áp dụng công nghệ hiện đại, thông tin của xe sẽ được cập nhật trên app của nhà sản xuất. Khi đến thời gian bảo dưỡng, app sẽ báo nhắc để bạn không quên.
Thông thường, quy trình bảo dưỡng ô tô sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt
Bước đầu tiên thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt được thực hiện khá đơn giản. Các thợ sửa xe tại trung tâm bảo dưỡng sẽ nâng xe lên và tháo tất cả các ốc xả nhớt để xả nhớt vô thùng. Tiếp đến là tháo bộ phận lọc và kiểm tra độ dơ của lọc nhớt.
Sau khi kiểm tra và thay lọc nhớt (nếu cần), thợ sửa xe sẽ siết ốc lại và châm nhớt vào xe ô tô theo từng chủng loại khác nhau, tùy vào yêu cầu của hãng xe.
Bước 2: Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ
Bộ phận lọc gió động cơ có công dụng điều hòa và lọc không khí trước khi hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống động cơ xe. Vì thế, quy trình bảo dưỡng ô tô không thể thiếu bước này. Các nhân viên sẽ kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ hoặc thay mới nếu cần thiết.
Bước 3: Kiểm tra lọc gió máy lạnh
Bộ phận lọc gió máy lạnh có nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn trong không khí bên ngoài trước khi đi qua dàn lạnh và thổi gió mát vào không gian xe. Theo thời gian, bộ phận lọc gió sẽ là nơi ứ đọng nhiều bụi bẩn và cần vệ sinh để hạn chế hư hỏng dàn lạnh và đảm bảo nguồn không khí lọc qua máy lạnh sạch. Đồng thời đảm bảo an toàn cho những người trên xe.
Bước 4: Kiểm tra phanh xe
Phanh xe là bộ phận vô cùng quan trọng, đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Theo thời gian, bộ phận này sẽ bị mòn và chai cứng, mất tác dụng. Vì thế, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra thắng xe để không gặp phải rủi ro đáng tiếc khi vận hành.
Tại các trung tâm bảo dưỡng, thợ sửa xe sẽ tiến hành
+ Tháo bánh xe
+ Kiểm tra và vệ sinh
+ Tra thêm dầu
+ Lắp ráp phanh xe lại như ban đầu.
Nếu phanh xe hào mòn và cần thay mới thì chủ xế nên lựa chọn đúng loại đã dùng để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Mốc thời gian cần thực hiện quy trình bảo dưỡng ô tô
Mỗi hãng sản xuất xe sẽ có yêu cầu bảo dưỡng định kỳ xe ô tô theo thời gian hoặc số km khác nhau. Sau đây sẽ là những mốc quan trọng và thông dụng nhất:
– Sau 5000km hoặc 6 tháng đầu tiên
Sau khi sử dụng xe đến hạn mức này, bạn nên cho xe đi thực hiện quy trình bảo dưỡng ô tô tại các gara chuyên dụng. Những bộ phận như: dầu máy, lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính,… sẽ được vệ sinh hoặc thay thế mới nếu cần thiết.
– Sau 15000km hoặc 18 tháng
Trong lần bảo dưỡng xe thứ 2 này, các chuyên gia khuyên chủ xe nên thay luôn lọc dầu và đảo lốp nếu cần thiết. Sau đó cứ mỗi 10.000 đảo lốp 1 lần.
– Sau 30000km hay 36 tháng
Sau 30000km, chủ xe cần thay lọc gió động cơ và máy điều hòa. Bởi vì với số km này, chúng đã bị đóng bẩn và nghẹt khá nặng. Lọc gió sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của buồng đốt và sức khỏe của những người trên xe nên cần chú trọng vệ sinh cẩn thận.
– Sau 40000km hay 48 tháng
Bộ phận lọc nhiên liệu, dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dầu phanh, dầu ly hợp và dung dịch làm mát cho xe là những bộ phận sẽ được kiểm tra, vệ sinh, thay thế vào thời điểm này.
Những chi tiết này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động êm ái, bền bỉ của động cơ.
– Sau 100.000 km
Đây là thời gian xem xét việc thay thế bộ phận bugi, má phanh, nước làm mát xe… Trong đó, nước làm mát xe theo thời gian dài sẽ bị biến dạng, có nhiều chất đóng cặn gây ảnh hưởng đến hệ thống động cơ của xe ô tô, vì thế cần thay mới hoàn toàn.
Ngoài ra, các bộ phận như: đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng,… cũng nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về quy trình bảo dưỡng ô tô và lưu ý thời gian cần thiết để bảo dưỡng xe. Việc này sẽ đảm bảo ô tô luôn bền đẹp và bảo vệ an toàn cho những người trên xe.
Bài viết liên quan
VinFast đưa tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiến sát mốc 10 tỷ USD trên bảng xếp hạng Bloomberg và đứng thứ 257 toàn cầu
Ông Phạm Nhật Vượng được tính toán tài sản dựa trên số lượng cổ phần [...]
Th1
Người Việt sắp phải đối mặt với sự tăng giá kỷ lục của xe ô tô từ năm 2024
Hiệu lực của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sắp kết thúc, đồng [...]
Nguyên nhân khiến giáo viên cũng rớt phần mô phỏng trong vụ 120.000 người thi trượt lái xe ở HCM
Theo ý kiến của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM và một [...]
Th1
Có thể tăng tốc tối đa 90km/h trên 9 dự án cao tốc mới
Cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải cho [...]
Th1