Danh mục nội dung
Lái xe ô tô trong thành phố có mật độ phương tiện cao, giao thông phức tạp, dễ bị tắc đường trong khung giờ cao điểm và có nhiều quy định về đường 1 chiều, đường cấm ô tô,… Đây cũng là trường hợp các lái xe thường phải đối mặt nhất. Để chủ xế giảm bớt căng thẳng, tập trung lái xe an toàn, hạn chế tai nạn nguy hiểm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của AnlocCar nhé.
1. Hướng dẫn lái xe ô tô trong thành phố an toàn
1.1 Giữ khoảng cách phù hợp
Một điểm đặc biệt khi lái xe ô tô trong thành phố là số lượng phương tiện giao thông dày đặc, nhiều ngõ ngách nhỏ và đường chật hẹp nên việc giữ khoảng cách an toàn với các xe cùng chiều, ngược chiều là cần thiết.
Tùy theo tình hình thực tế mà điều chỉnh khoảng cách phù hợp với xe phía trước để tránh va chạm, hạn chế các phương tiện khác cắt ngang và có đủ thời gian để xử lý nếu xảy ra tình huống bất ngờ.
Đặc biệt với trường hợp kẹt xe phải di chuyển chậm, cố gắng duy trì tốc độ, tỉnh táo để tập trung lái, nhất là khi các phương tiện nối đuôi nhau.
1.2 Duy trì tốc độ
Nhiều lái mới hay cả những lái có kinh nghiệm đều chủ quan khi lái xe những đoạn đường vắng với tốc độ cao. Tuy nhiên bạn có thể bị xe máy, xe đạp hay người đi bộ từ trong ngõ đi ra cắt ngang bất kỳ lúc nào.
Do đó khi lái xe ô tô trong thành phố đa phần sẽ chỉ chạy ở tốc độ từ thấp đến trung bình. Cần giữ đều chân ga, kiểm soát tốt tốc độ, tránh tăng/giảm ga đột ngột vì dễ gây bất ngờ cho các phương tiện lưu thông phía sau và khó xử lý trong những tình huống bất ngờ. Việc duy trì tốc độ, giữ đều tay ga còn là cách tiết kiệm xăng hiệu quả.
1.3 Tuân thủ Luật Giao thông và chú ý các loại biển báo
Việc tuân thủ Luật Giao thông không chỉ đảm bảo an toàn cho bạn khi lưu thông trên đường, mà còn hạn chế tình trạng bị phạt mất tiền.
Hệ thống giao thông ở các thành phố tương đối phức tạp, có nhiều quy định như đường một chiều, đường cấm theo giờ, đường cấm ô tô, cấm rẽ, cấm quay đầu, cấm đỗ xe… Do đó để đảm bảo an toàn, tránh phạm lỗi, người lái cần chú ý quan sát các loại biển báo khi tham gia giao thông.
1.4 Chạy xe đúng làn đường quy định
Rất nhiều người điều khiển ô tô thiếu ý thức chỉ vì muốn đi nhanh mà lấn làn xe máy hoặc lấn cả làn ngược chiều. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, mà còn dễ khiến tình tình giao thông trở nên phức tạp hơn, “hỗn loạn” hơn.
Hơn nữa, việc bị phạt do không đi đúng làn đường quy định khá đắt đỏ. Vì vậy thêm một kinh nghiệm khi lái xe ô tô trong thành phố cho bạn là luôn chạy đúng làn đường, phần đường của mình. Nếu đường đang bị ùn tắc, kẹt xe hãy kiên nhẫn chờ đợi.
1.5 Chủ động giảm tốc và hạn chế phanh gấp
Đặc điểm của giao thông trong thành phố là mật độ dày đặc, khoảng cách giữa các xe hạn chế nên dù đi đúng tốc độ thì việc xe khác phanh gấp cũng khiến tài xế bị giật mình, ảnh hưởng tâm lý và khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Điều này thường dẫn đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hay nhẹ nhàng hơn là trầy xước xe, tốn kém chi phí sửa chữa.
Vậy nên hãy chú ý quan sát đèn vàng, đèn đỏ, chủ động giảm tốc và hạn chế phanh gấp.
1.6 Không bật đèn pha
Đèn pha sẽ làm người đi xe ngược chiều bị chói mắt, lóa mắt. Việc sử dụng đèn cốt cũng được quy định rõ trong Luật Giao thông. Người lái xe nên lưu ý điều này để tránh gây nguy hiểm cho người khác cũng như tránh bị thổi phạt.
2. Kinh nghiệm lái xe số sàn và số tự động trong thành phố
2.1 Lái xe ô tô số sàn trong thành phố
Lái xe ô tô số sàn trong thành phố đông đúc cũng không quá khó khăn nếu bạn biết cách kết hợp nhịp nhàng giữa côn – ga – phanh.
Nếu gặp kẹt xe, tắc đường, với xe hộp số sàn, người lái để xe ở chế độ chờ không tải, chân chờ hờ trên bàn đạp phanh. Khi xe phía trước di chuyển, người lái nhả côn để xe nhích theo. Trong trường xe di chuyển chậm, tốc độ đều thì ra côn đến đâu giữ nguyên đến đấy và thêm ga.
Nếu thấy xe phía trước đạp phanh đỏ đèn thì đạp côn kịch sàn để cắt côn dứt khoát, sau đó để xe trôi một tí thay cho rà phanh. Nếu xe phía trước tiếp tục đi thì bắt côn trở lại. Theo kinh nghiệm lái xe số sàn trong thành phố của nhiều “bác tài già”, nếu xe đi chậm thì nên dùng côn – ga nhịp nhàng. Chỉ dùng phanh khi cần dừng hẳn xe.
2.2 Lái xe ô tô số tự động trong thành phố
Với xe hộp số tự động, người lái sẽ không cần điều khiển chân côn, không thao tác chuyển số nhiều. Lưu ý tuyệt đối không dùng hai chân để điều khiển bàn đạp phanh và ga. Khi lái xe trong thành phố gặp đường đông, đường kẹt, tránh lái xe bằng hai chân, chân phải đạp ga, chân trái rà phanh vì điều này cực kỳ nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn.
Khi gặp tình huống bất ngờ, phản xạ tự nhiên của người lái thường đạp cả hai chân. Khi này dù có đạp phanh nhưng lực của chân ga (chân phải) thường lớn hơn nên xe khó dừng được. Đặc biệt còn có tình huống người lái đạp nhầm chân ga, thay vì đạp phanh nhưng lại đạp ga. Đã có không ít vụ tai nạn “xe điên” xảy ra do nguyên nhân này.
Do đó với xe số tự động chỉ sử dụng chân phải để điều khiển bàn đạp ga và phanh theo nguyên tắc “không ga thì phanh”. Gót chân nên đặt thẳng hàng với bàn đạp phanh, sử dụng bàn chân trên để điều khiển phanh hoặc ga. Khi xe tạm dừng thì để hờ chân ở bàn đạp phanh.
Trên đây là một số kinh nghiệm AnlocCar muốn chia sẻ đến bạn để lái xe ô tô trong thành phố an toàn hơn. Chúc bạn thượng lộ bình an!
Bài viết liên quan
VinFast đưa tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiến sát mốc 10 tỷ USD trên bảng xếp hạng Bloomberg và đứng thứ 257 toàn cầu
Ông Phạm Nhật Vượng được tính toán tài sản dựa trên số lượng cổ phần [...]
Th1
Người Việt sắp phải đối mặt với sự tăng giá kỷ lục của xe ô tô từ năm 2024
Hiệu lực của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sắp kết thúc, đồng [...]
Nguyên nhân khiến giáo viên cũng rớt phần mô phỏng trong vụ 120.000 người thi trượt lái xe ở HCM
Theo ý kiến của lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM và một [...]
Th1
Có thể tăng tốc tối đa 90km/h trên 9 dự án cao tốc mới
Cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải cho [...]
Th1