“Nằm lòng” các loại bằng lái xe ô tô mới nhất 2021

Bằng lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng chứng minh bạn có đủ khả năng, sức khỏe để điều khiển phương tiện giao thông lưu thông trên đường. Hơn nữa, nếu không có loại giấy tờ này, bạn sẽ phải chịu phạt với mức phí từ 4 đến 6 triệu đồng. Vậy hiện nay ở Việt Nam có các loại bằng lái xe ô tô nào và dành cho đối tượng nào? Câu trả lời chính xác sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. 

các loại bằng lái xe ô tô

1. Bằng lái xe ô tô là gì? 

Bằng lái xe ô tô hay còn được gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy tờ, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Bằng lái xe cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng các phương tiện như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Các loại bằng lái xe ô tô đều có những đặc điểm, quy định rõ về các loại xe được phép điều khiển, độ tuổi được phép, giới hạn của bằng và trọng tải thiết kế. 

2. Các loại bằng lái xe ô tô 

Cho đến năm 2021, Bộ Giao thông vận tải đã quy định các loại bằng lái xe ô tô những đối tượng bắt buộc phải có. Cụ thể như: 

2.1 Bằng lái ô tô B1 

các loại bằng lái xe ô tô

– Hạng B11 là loại giấy phép lái xe cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe dưới đây:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Hạng B12 là loại giấy phép lái xe cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe dưới đây:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe. (ô tô bao gồm cả số tự động và số sàn)

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

*Thời hạn sử dụng đối với bằng lái xe ô tô B1: 

+ Đối với nữ là kể từ ngày cấp đến năm 55 tuổi, 

+ Đối với nam là kể từ ngày cấp đến năm 60 tuổi.

2.2 Bằng lái xe ô tô B2 

các loại bằng lái xe ô tô

– Cả người hành nghề lái xe và không hành nghề lái xe bắt buộc có loại giấy phép này để đủ điều kiện cho phép điều khiển các loại phương tiện sau đây: 

Xem thêm  Sốc: Dân chơi TP.HCM độ Mazda CX-5 với hệ thống âm thanh vượt trội trị giá hơn 2 tỷ đồng

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe (ô tô bao gồm cả số tự động và số sàn).

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Các loại xe quy định của bằng lái xe B1.

*Thời hạn sử dụng đối với bằng lái ô tô B2: 10 năm kể từ ngày cấp. 

2.3 Bằng lái xe hạng C 

các loại bằng lái xe ô tô

Bằng lái xe hạng C cho phép người sử dụng phương tiện giao thông điều khiển nhiều loại phương tiện hơn, tuy nhiên thời hạn sử dụng sẽ ngắn hơn. Cụ thể như: 

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên.

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. 

*Thời hạn sử dụng đối với bằng lái xe oto hạng C: 05 năm kể từ ngày cấp. 

2.4 Bằng lái xe hạng D 

– Là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại phương tiện dưới đây:

+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Điểm khác biệt của bằng lái xe hạng D là không thể thi trực tiếp như các loại bằng trên, mà phải cần thời gian và quá trình nâng hạng bằng từ B2 lên D hoặc C lên D, đồng thời kèm theo một số điều kiện khác. 

*Thời hạn sử dụng đối với bằng lái xe ô tô hạng D: 05 năm kể từ ngày cấp. 

2.5 Bằng lái xe ô tô hạng E 

– Là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại phương tiện dưới đây:

+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Cũng giống như bằng lái xe hạng D, bằng hạng E cũng cần người điều khiển phương tiện giao thông tham gia khóa học nâng bằng từ hạng C lên E hoặc D lên E. 

*Thời hạn sử dụng: 05 năm kể từ ngày cấp.

2.6 Các loại bằng lái xe ô tô hạng F, FB2, FC, FD, FE

Bằng lái xe hạng F dành cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. 

Xem thêm  Toyota Innova Cross khẳng định vị thế mới tại Việt Nam

Quy định cụ thể của các loại bằng lái xe ô tô hạng F như sau: 

các loại bằng lái xe ô tô

2.6.1 Bằng lái ô tô hạng FB2 

Bằng lái ô tô hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2, có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

*Lưu ý: Người từ đủ 21 tuổi trở lên được thi giấy phép lái xe hạng FB2. 

2.6.2 Bằng lái xe hạng FC 

Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

*Lưu ý: Người từ đủ 24 tuổi trở lên được thi giấy phép lái xe hạng FC. 

2.6.3 Bằng lái hạng FD

Bằng lái hạng FD quy định cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2:

Xem thêm  Gối tựa đầu ô tô: Tác dụng và sản phẩm nên chọn

+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg. 

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên

*Lưu ý: Người từ đủ 27 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FD. 

2.6.4 Bằng lái xe ô tô hạng FE 

Bằng lái xe ô tô hạng hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD:

+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên

*Lưu ý: Người từ đủ 27 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FE. Độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Tùy theo nhu cầu và tính chất công việc mà mỗi đối tượng sẽ cần thiết phải có các loại bằng lái xe ô tô phù hợp. 

Trên đây là bản cập nhật mới nhất về các loại bằng lái xe ô tô được quy định. Hy vọng những thông tin mà AnlocCar cung cấp đã hữu ích với mọi người!

Rate this post
Nội dung